Ura Capital

Chia tách cổ phiếu là gì? Các hình thức chia tách cổ phiếu và diễn biến giá cổ phiếu trong giai đoạn chia tách

Thứ Ba, 29/04/2025
uracapital

Việc chia tách cổ phiếu khiến số lượng cổ phiếu doanh nghiệp tăng lên trong khi đó vốn điều lệ là không thay đổi. Là một nhà đầu tư, bạn đã hiểu khái niệm chia tách cổ phiếu là gì chưa?

1. Chia tách cổ phiếu là gì?

Chia tách cổ phiếu là hoạt động được các công ty phát hành cổ phiếu thực hiện. Qua việc tăng số lượng cổ phiếu và làm giảm mệnh giá cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ tách nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến khối lượng vốn của công ty. Giá trị thực tế vốn tham gia vẫn được phản ánh một cách hiệu quả.

2. Ví dụ

Năm 2020, công ty X phát hành 1.000 cổ phiếu với mệnh giá 100.000đ/1 cổ phiếu. Tuy nhiên, công ty X có thể thu hút nhiều cổ đông hơn bằng việc giảm giá thị trường của mỗi cổ phiếu.

Để đạt được mục đích đó, công ty X chia nhỏ cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1 và cổ đông cũng sẽ nhận được số lượng cổ phiếu gấp đôi. Điều này đồng nghĩa là nếu như trước kia các nhà đầu tư nắm giữ 1 cổ phiếu thì hiện tại sẽ là 2 cổ phiếu. Tổng cổ phiếu phát hành của công ty X hiện tại là 2.000 cổ phiếu. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của công ty X cũng sẽ bị giảm còn 50 nghìn/1 cổ phiếu.

3. Tại sao phải chia tách cổ phiếu?

Doanh nghiệp muốn giữ lại phần lợi nhuận từ việc chia tách cổ phiếu để tiếp tục tái đầu tư thay vì chia số lợi nhuận đó cho cổ đông.

Chia tách cổ phiếu hay chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng lượng cổ phiếu lưu hành. Qua đó, giúp làm cho thanh khoản mua bán của cổ phiếu đó tăng lên và tốt cho doanh nghiệp sau này có muốn phát hành cổ phiếu thêm cũng sẽ có người mua.

Doanh nghiệp bị thiếu hụt dòng tiền hay muốn giữ lại với mục đích cá nhân, ban quản trị sẽ chia cổ phiếu cho cổ đông thay vì phải chia tiền. Bằng cách này, cổ đông sẽ ngộ nhận là mình được nhận thêm cổ phiếu nhưng thực chất là mình chẳng được gì.

4. Các hình thức chia tách cổ phiếu

+ Chia cổ tức bằng cổ phiếu:

Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu tức là doanh nghiệp sẽ phát hành bổ sung thêm một số cổ phiếu để trả cho các cổ đông. Hình thức này về cơ bản không làm thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp.

+ Phát hành cho cổ đông hiện hữu:

Ưu tiên quyền mua cổ phiếu dành cho các cổ đông hiện hữu của công ty, là cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần tại thời điểm mà công ty đang hoạt động. Những cổ đông đang nắm giữ cổ phần doanh nghiệp lúc này sẽ được mua cổ phiếu thường mới phát hành với giá ưu đãi. Giá này thường sẽ thấp hơn so với giá thị trường. Quyền này có thời hạn ngắn trong vòng từ 30 đến 45 ngày.

+ Phát hành cổ phiếu riêng lẻ:

Phát hành riêng lẻ là việc phát hành cổ phiếu trong một phạm vi nhất định. Thông thường các nhóm đối tượng mua thường là các cổ đông chiến lược hoặc các nhà chuyên gia đầu tư. Hoạt động phát hành chịu sự điều chỉnh theo điều lệ công ty và quy định pháp luật có liên quan.

+ ESOP:

Đây là cổ phần ưu đãi mà doanh nghiệp chỉ bán ưu đãi cho những người lao động với giá rẻ hơn so với giá thị trường. Những người này thường có đóng góp trong sự phát triển của công ty, thường là các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc và nhân viên trong công ty.

5. Diễn biến giá cổ phiếu trong giai đoạn chia tách

Diễn biến giá cổ phiếu quanh thời điểm được chia tách thường trải qua 5 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Trước khi công bố thông tin về việc chia tách. Một số nhà đầu tư có thông tin nội gián hay nghe ở đâu đó và mua cổ phiếu vào. Lúc đó giá cổ phiếu chưa tăng và cũng chưa mạnh.

- Giai đoạn 2: Thông tin chia tách cổ phiếu được chính thức công bố ra công chúng. Lúc đó nhiều nhà đầu tư bắt đầu mua vào và giá cổ phiếu tăng mạnh.

- Giai đoạn 3: Khi giá cổ phiếu tăng mạnh, đến 1 thời điểm các đầu tư ngắn hạn chợt nhận thấy đã thoả mãn với kỳ vọng và bán ra làm giá cổ phiếu giảm xuống.

- Giai đoạn 4: Đến thời gian cận kề việc chia tách, các nhà đầu tư nhận thấy đến thời điểm chia tách thì lại lao vào mua cổ phiếu. Do có sự tham gia của các nhà đầu tư mới, vì thế các nhà đầu tư ngắn hạn quay trở lại khiến giá lại tăng mạnh lên.

- Giai đoạn 5: Ngay sau khi chia tách thì giá cổ phiếu có sự điều chỉnh thấp nên thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư mới mua vào khiến giá có thể cao lên một chút rồi sau đó lại đi xuống. Lúc này, giá cổ phiếu sẽ đi vào sự ổn định hơn để chờ đợi những thông tin mới.

Tin liên quan

Thứ Hai, 28/04/2025
-
uracapital

Chiến lược đại dương đỏ là gì? Ưu nhược điểm và cách hoạt động

Chiến lược đại dương đỏ - một phương pháp kinh doanh mang tính đột phá để đánh...

Thứ Sáu, 25/04/2025
-
uracapital

Chiến lược đại dương xanh là gì? Đặc điểm và ví dụ?

Chiến lược đại dương xanh được coi là chiến lược sống còn giúp doanh nghiệp định vị...

0
Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Cửa hàng