Ura Capital

Chính sách thắt chặt tiền tệ là gì? Tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ đến nền kinh tế

Thứ Sáu, 09/05/2025
uracapital

Để làm chậm lại nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng hay hạn chế chi tiêu trong một nền kinh tế đang tăng tốc quá nhanh, các NHTW sẽ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt tiền tệ. Vậy chính sách tiền tệ thắt chặt là gì? 

1. Chính sách tiền tệ thắt chặt là gì?

Chính sách tiền tệ thắt chặt (Tight Monetary Policy) hay còn gọi là chính sách tiền tệ thu hẹp. Khi áp dụng chính sách này, NHTW sẽ tác động nhằm giảm mức cung tiền trong nền kinh tế khiến cho lãi suất trên thị trường tăng lên, thu hẹp tổng cầu, làm cho mức giá chung giảm xuống.

2. Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt

- Nghiệp vụ thị trường mở: NHNN sẽ thắt chặt tiền tệ bằng cách bán những giấy tờ có giá (tín phiếu kho bạc) trên thị trường mở để thu lại lượng tiền trong lưu thông.

- Dự trữ bắt buộc: NHNN sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM, lượng tiền mà NHNN cung ứng cho thị trường sẽ giảm, dẫn đến việc giảm lượng cung tiền.

- Lãi suất tín dụng: NHNN công bố lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn… để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. Khi mức lãi suất ở mức cao, các doanh nghiệp sẽ hạn chế vay vốn để đầu tư vào sản xuất hơn. Mặc dù sự thay đổi về lãi suất là công cụ gián tiếp, không trực tiếp làm giảm lượng tiền trong lưu thông, nhưng có thể kìm hãm sản xuất.

- Công cụ hạn mức tín dụng: Là một công cụ can thiệp trực tiếp của NHNN nhằm khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Mỗi ngân hàng thương mại phải tuân theo một hạn mức tín dụng (mức dư nợ tối đa) do NHNN cấp.

- Tỷ giá hối đoái: NHNN công bố tỷ giá hối đoái và điều hành tỷ giá, từ đó tác động đến mức cung ứng tiền vào lưu thông, cán cân thanh toán ngoại thương, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư… Khi tỷ giá ở mức cao thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào trong nước sẽ giảm, từ đó dự trữ ngoại hối giảm, tăng mức lãi suất huy động và lượng cung tiền sẽ giảm.

3. Vai trò của chính sách thắt chặt tiền tệ

+ Khống chế thất nghiệp: Dù là chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt thì cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp. Theo đó, muốn giảm lạm phát thì phải chấp nhận tỷ lệ thất nghiệp tăng, tuy nhiên cũng cần khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá mức  thất nghiệp tự nhiên.

+ Tăng trưởng kinh tế: Chính sách tiền tệ phải hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua tăng hoặc giảm khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế. 

+ Ổn định giá cả các loại hàng hóa: Lạm phát được duy trì ở mức thấp, giá cả hàng hoá ổn định sẽ giúp cho Nhà nước hoạch định phương hướng phát triển kinh tế hiệu quả, thúc đẩy các cá nhân và doanh nghiệp sản xuất, đem lại nguồn lợi cho toàn xã hội.

+ Ổn định thị trường ngoại hối: Đối với thị trường ngoại hối, ổn định tỷ giá sẽ củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi vì, nếu có ý định đầu tư vào một quốc gia, họ sẽ xem xét chính sách và sự biến động tỷ giá của quốc gia đó.

4. Hệ quả của chính sách thắt chặt tiền tệ

- Khởi phát và đẩy mạnh cuộc đua tăng lãi suất:

Quyết định rút tiền ra khỏi lưu thông bằng tín phiếu sẽ tiếp thêm năng lượng cho những cuộc đua tăng lãi suất của ngân hàng. Nhìn ở một khía cạnh nào đó, cuộc đua này sẽ khiến nhiều người bắt đầu quan tâm vào việc đem tiền đi gửi ngân hàng vì lãi suất tiền gửi tăng cao.

- Tạo áp lực lên tăng trưởng và việc làm:

Quyết định thắt chặt tiền tệ sẽ tạo áp lực tăng lãi suất ngân hàng, tăng chi phí vay mượn cho sản xuất kinh doanh trong tình hình nền kinh tế cần nhiều vốn để phát triển, Điều đó dẫn đến sự sụt giảm đáng kể trong tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và tạo sức ép lên việc làm và thu nhập của người dân.

- Gây trở ngại trong việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp:

Các quy định thắt chặt tiền tệ sẽ tạo ra cảm giác cho nhà đầu tư là Nhà nước đang cho "hy sinh" các thị trường vốn và thị trường chứng khoán để chống lạm phát. Điều này có khả năng làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư.

- Đồng tiền lên giá:

Áp lực tăng giá đồng tiền sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho xuất khẩu. Hậu quả chung là làm cho xuất khẩu bị giảm sút mạnh và hàng xuất khẩu bị giảm sức cạnh tranh.

Tin liên quan

Thứ Ba, 13/05/2025
-
uracapital

Chính sách tài khoá là gì? Vai trò của chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô

Chính sách tài khóa là một trong số các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng...

Thứ Hai, 05/05/2025
-
uracapital

Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Nhà đầu tư cần lưu ý gì để tránh mua phải cổ phiếu bị thao túng?

1. Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Thao túng thị trường chứng khoán là việc làm...

0
Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Cửa hàng