Nếu phải chọn một thương vụ IPO đáng chờ đợi nhất trong những năm gần đây trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thì không thể không nhắc tới TCBS – Công ty Chứng khoán Kỹ Thương. Với định giá tiềm năng, vị thế thị trường vững chắc và chiến lược dài hạn rõ ràng, IPO TCBS hứa hẹn sẽ là một “siêu phẩm” hấp dẫn không chỉ với nhà đầu tư cá nhân mà cả các quỹ đầu tư tổ chức trong và ngoài nước.
Theo đó, mới đây, TCBS vừa công bố nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thông qua hình thức lấy ý kiến bằng văn bản với nhiều nội dung. Trong đó, một nội dung đáng chú ý đã được cổ đông thông qua đó là phương án tăng vốn điều lệ thông qua chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Cụ thể, TBCS dự kiến tăng vốn điều lệ thêm tối đa 2.311,5 tỷ đồng thông qua chào bán tối đa 231,15 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 11,11% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành). Giá chào bán chưa được công bố. Cổ phiếu chào bán không bị hạn chế chuyển nhượng. Thời gian triển khai IPO dự kiến trong khoảng từ quý III/2025 đến quý I/2026. Nếu hoàn tất đợt phát hành TCBS sẽ tăng vốn điều lệ từ 20.801,5 tỷ đồng lên mức 23.133,08 tỷ đồng.
1. Hấp dẫn ngay từ nội tại
TCBS hiện đang là một doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận tốt và bền vững, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Theo BCTC quý 2/ 2025 được công bố mới đây, LNTT quý 2/2025 của TCBS ghi nhận ở mức kỷ lục 1.733 tỷ đồng, tăng trưởng 32% so với quý 1/2025 và 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025 của Công ty đạt 3.043 tỷ đồng LNTT, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 53% kế hoạch cả năm 2025.Tại ngày 30/6/2025, TCBS có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lần lượt là là 20.802 tỷ đồng và 30.063 tỷ đồng, cao nhất trong ngành chứng khoán.
2. Sức mạnh Fintech thực sự
Khác với nhiều công ty chứng khoán chỉ hoạt động truyền thống, TCBS đi đầu trong xu hướng số hóa toàn diện, tự phát triển nền tảng đầu tư, robo-advisory, phân tích danh mục, quản lý tài sản tự động, miễn phí giao dịch (Zero Fee)... Điều này giúp TCBS trở thành công ty chứng khoán duy nhất tại Việt Nam mang đặc trưng fintech đậm nét.
Đây cũng là lý do vì sao nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến thương vụ này, khi định giá TCBS không chỉ nằm ở mô hình “chứng khoán”, mà còn là “công nghệ tài chính”.
3. Định giá hấp dẫn so với tiềm năng tăng trưởng
Với mức ROE ~20% ổn định trong nhiều năm và mô hình kinh doanh không phụ thuộc quá nhiều vào margin như phần lớn công ty chứng khoán khác, TCBS mang lại tiềm năng tăng trưởng dài hạn thay vì chỉ bùng nổ theo chu kỳ thị trường.
Nhiều báo cáo phân tích độc lập ước tính, nếu TCBS IPO với định giá hợp lý (P/B khoảng 2 lần), công ty có thể thu hút hàng loạt dòng tiền lớn từ quỹ đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các quỹ đầu tư vào fintech, quản lý tài sản và ngân hàng – chứng khoán tích hợp.
4. IPO là mảnh ghép hoàn thiện hệ sinh thái Techcombank
Techcombank từ lâu đã xây dựng chiến lược khách hàng làm trung tâm – dịch vụ tích hợp toàn diện, và TCBS là mảnh ghép không thể thiếu trong chiến lược này. Việc IPO TCBS không chỉ là bước đi tài chính, mà còn mở ra khả năng hợp lực giữa ngân hàng – chứng khoán – quản lý tài sản, vốn là xu hướng tất yếu tại các thị trường phát triển.
IPO cũng giúp TCBS:
- Tăng tính minh bạch, chuẩn mực quản trị theo thông lệ quốc tế
- Mở rộng room ngoại, thu hút thêm các cổ đông chiến lược
- Tăng vốn chủ sở hữu, phục vụ cho các dự án mở rộng, đầu tư công nghệ và phát triển sản phẩm mới
Với tất cả các yếu tố kể trên – nội lực tài chính vững mạnh, định hướng chiến lược rõ ràng, mô hình công nghệ tiên phong và vai trò chiến lược trong hệ sinh thái Techcombank, thương vụ IPO TCBS xứng đáng được xem là một siêu phẩm thực sự. Đây không chỉ là cơ hội cho nhà đầu tư tìm kiếm cổ phiếu “kim cương”.
TRUNG TÂM PHÂN TÍCH URA CAPITAL