Ura Capital

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc

Thứ Tư, 02/04/2025
uracapital

Theo Quyết định số 914 của Bộ Công Thương, từ ngày 1/4, một số sản phẩm thép mạ (hay còn gọi là tôn mạ) có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá tạm thời dao động từ 15,67% đến 37,13%. Cụ thể, mức thuế chống bán phá giá tạm thời cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ Trung Quốc và 15,67% đối với sản phẩm có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành và có thời hạn áp dụng là 120 ngày kể từ ngày có hiệu lực.

Đây là lần thứ hai trong năm nay, Bộ Công Thương áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng thép. Trước đó, vào ngày 21/2, thuế này cũng đã được áp dụng đối với thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc, căn cứ vào đơn khởi kiện của Tập đoàn Hòa Phát và Formosa. 

Các sản phẩm thép mạ, bao gồm thép carbon cán phẳng dưới dạng cuộn hoặc không phải cuộn, có hàm lượng carbon dưới 0,60% theo khối lượng và được phủ, tráng, mạ hoặc phủ kim loại chống ăn mòn, đều thuộc diện chịu thuế nhập khẩu.

Cụ thể, một số công ty sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Tại Trung Quốc, Boxing Hengrui New Material và Yieh Phui (China) Technomaterial là hai doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%. Trong khi đó, Baosteel Zhanjiang Iron & Steel và các công ty liên quan sẽ phải chịu mức thuế lên tới 37,13%.

Tương tự, đối với các sản phẩm xuất xứ từ Hàn Quốc, các công ty như POSCO, KG Dongbu Steel và Dongkuk Coated Metal sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, Hyundai Steel Company sẽ phải chịu mức thuế 13,7%, trong khi các nhà sản xuất, xuất khẩu khác từ Hàn Quốc sẽ phải chịu mức thuế 15,67%.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, tính chung 2 tháng đầu năm 2025 Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 4,45 triệu tấn. Trong đó cuộn cán nguội tăng 20,3%, ống thép và tôn mạ tăng từ 1,4% đến 1,6%. Tuy nhiên, sản lượng cuộn cán nóng và thép xây dựng lại có sự sụt giảm so với cùng kỳ. Tháng 1/2025, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 950 nghìn tấn thép, giảm 38,89% so với tháng 12/2024 và giảm 36,18% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị nhập khẩu đạt hơn 691 triệu USD giảm 36,03% so với tháng trước và giảm 34,78% so với cùng kỳ. Các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam trong tháng 1/2025 bao gồm: Trung Quốc (56,56%), Nhật Bản (16,21%), Hàn Quốc (10,88%), ASEAN (8,57%) và Đài Loan (6,64%).

Khi các sản phẩm tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc bị áp thuế chống bán phá giá, Tập đoàn Hoa Sen sẽ là bên hưởng lợi lớn nhất nhờ vào việc Hoa Sen hiện đang dẫn đầu thị trường tôn mạ tại Việt Nam, chiếm khoảng 27,6% thị phần, theo số liệu cập nhật của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA). Mức thuế này sẽ giúp nâng cao giá trị các sản phẩm tôn mạ sản xuất trong nước, tạo ra cơ hội thuận lợi cho Hoa Sen trong việc duy trì và mở rộng thị phần.

Ngoài Hoa Sen, các nhà sản xuất thép mạ khác như Nam Kim và Tôn Đông Á cũng sẽ hưởng lợi từ tình hình này. Khi áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm nhập khẩu giảm, các doanh nghiệp trong nước sẽ có không gian để điều chỉnh giá bán và gia tăng lợi nhuận.

PHÒNG PHÂN TÍCH URA CAPITAL

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Thứ Ba, 29/04/2025
-
uracapital

Trung Quốc hành động để bảo vệ nền kinh tế, cam kết đạt mục tiêu tăng trưởng 5%

Trung Quốc vừa công bố các biện pháp mới để bảo vệ việc làm và thúc đẩy...

Thứ Ba, 29/04/2025
-
uracapital

Mỹ mời Việt Nam sang họp khởi động đàm phán trong tuần này

Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mỹ cho biết, phía Mỹ đã mời đoàn công tác...

Thứ Hai, 28/04/2025
-
uracapital

Vàng miếng SJC giảm xuống dưới 120 triệu đồng/lượng

Trong phiên giao dịch hôm nay (28/4), thị trường vàng trong nước chứng kiến đà giảm ở...

0
Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Cửa hàng